Cách bảo dưỡng máy hàn Mig

Thông thường, các thợ cơ khí khi làm việc ở công trình hay nhà xưởng phải thường xuyên làm việc trong môi trường nhiều bụi bặm, các thiết bị cơ khí cũng vậy. Sau khi làm việc, các thiết bị cơ khí thường xuyên bị bám bụi hoặc lẫn các mạt sắt, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của máy. Hiện nay, đối với thợ cơ khí thì máy hàn Mig ngày càng được sử dụng nhiều do khả năng làm việc hiệu quả và chất lượng mối hàn đẹp. Để máy hàn Mig làm việc hiệu quả và gia tăng độ bền tuổi thọ máy, người thợ hàn cần lưu ý các điểm sau:

Trong quá trình làm việc, không thể tránh khỏi việc các xỉ hàn, bụi kim loại bám vào bề mặt máy hàn. Vì vậy, tốt nhất ta phải thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ các chi tiết máy như quạt làm mát, các bo mạch điều khiển chính của máy.
Đặc biệt trong môi trường khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm đặc thù như ở nước ta thì các thiết bị điện tử rất dễ bị ăn mòn bởi không khí, hóa chất… Tại các vị trí tiếp xúc rất dễ bị oxy hóa nên ta phải thường xuyên chú ý hơn. Một số cách bảo vệ và khắc phục như dùng các chất liệu, sơn chống oxy hóa ăn mòn hoặc tẩy rỉ thường xuyên bằng các dung dịch chuyên dụng.
Đối với đầu cấp dây của máy hàn Mig thì chúng ta nên chú ý đến bộ kéo và dẫn dây. Vì nếu bộ kéo và dẫn dây không ổn định sẽ dẫn đến chất lượng mối hàn cũng như độ thẩm mỹ của mối hàn không cao.
Việc mỏ hà quá nóng cũng ảnh hưởng đến tay hàn Mig gây ra hiện tượng chảy đầu tay hàn. Tốt hơn trong quá trình hàn ta nên sử dụng mỡ hàn.
Trong điều kiện phải làm việc trong điều kiện nguồn điện cách xa với vị trí hàn, các thợ hàn thường sử dụng cáp điều khiển kéo dài để tiện lợi hơn trong quá trình làm việc. Theo thời gian hệ thống cáp này rất dễ bị hao mòn. Để giảm hao mòn ta có thể khắc phục bằng cách bọc hệ thống cáp bằng vải hay nhựa mềm polime…
Bất kì một thiếc bị nào cũng cần phải bảo quản và bảo trì thường xuyên, đặc biệt là thiết bị phải làm việc trong môi trường đặc thù như máy hàn.